Bổ sung 5 thực phẩm giúp chữa tê tay chân cực hiệu quả.

Để tránh những cơn tê tay chân hành hạ thì việc bổ sung 5 loại thực phẩm chữa tê tay chân sau đây là rất cần thiết. Bên cạnh đó, tuân thủ những chỉ dẫn của thầy thuốc và kết hợp với việc tập thể dục hằng ngày sẽ giúp cải thiện những cơn tê buốt tay chân khó chịu.

5 Thực phẩm chữa tê tay chân nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

1. Chữa tê tay chân từ Nghệ.

Bột nghệ giúp cải thiện tê tay chân.
- Trong củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Từ xưa nghệ đã được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Tác dụng chống viêm của nó sẽ giúp giảm đau và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Người bị tê tay chân có thể xoa bóp các khu vực bị tê với một hỗn hợp bột nghệ và nước trong một vài phút. Nếu bạn uống bổ sung, sẽ cho chất lượng tốt hơn. Thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc sữa dừa. Đun nóng trên lửa nhỏ, thêm một chút mật ong và uống nó mỗi ngày một lần để cải thiện lưu thông tuần hoàn của cơ thể.

Xem thêm:

2. Chữa tê tay chân từ Quế.

- Trong bột Quế có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm mangan và kali cùng với nhiều vitamin nhóm B quan trọng. Đặc tính dinh dưỡng của quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến cánh tay và chân của bạn, điều đó sẽ giúp điều trị tê tay chân rất hiệu quả. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 2 - 4g bột quế hàng ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.

3. Dầu mù tạt cũng chữa được tê tay chân.

Chữa tê tay chân bằng dầu mù tạt rất hiệu quả.
- Tinh dầu mù tạt là một loại dầu thực vật béo chiết xuất từ hạt mù tạt. Chính vì thế dầu mù tạt rất giàu các acid béo omega-3 và omega-6, vitamin E và chất chống ôxy hóa, nó được coi là một trong những loại dầu lành mạnh nhất. Được sử dụng trong y học từ thời cổ đại do khả năng chữa bệnh và tính chất dược liệu được coi là có lợi cho tóc, da và cơ thể. 

- Dầu mù tạt không chỉ kích thích sự lưu thông máu mà còn cải thiện sức khỏe của các dây thần kinh do chứa nhiều magiê. Làm nóng một chút dầu mù tạt và nhờ một người nào đó xoa bóp cánh tay, bàn tay và các ngón tay với dầu mù tạt trong 10 - 20 phút, hai hoặc ba lần mỗi ngày. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trang tê tay chân rất hiệu quả nhé.

4. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B.

- Để ngăn chặn tê và cảm giác ngứa rần ở bàn tay và bàn chân của bạn, cần thiết phải ăn các thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B6 và B12. Những vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh và thiếu hụt chúng có thể gây ra cảm giác tê ở bộ phận cơ thể như bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. Bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 trong chế độ ăn uống của bạn. Một số lựa chọn tốt là trứng, bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt, hạt và hoa quả khô.

5. Thực phẩm giàu magiê.

- Mức magiê thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân. Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nó kiểm soát các xung động thần kinh, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, sản xuất năng lượng và hình thành xương và răng khỏe mạnh. Ăn thực phẩm giàu magiê như rau màu xanh đậm, các loại hạt, hạt, bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, bơ, chuối và chocolate đen. Bạn cũng có thể uống bổ sung magiê 350mg mỗi ngày.

Bên cạnh việc bổ sung 6 thực phẩm chữa tê tay chân được nêu ở trên thì việc tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những cảm giác tê, phục hồi cảm giác và vận động tay và bàn chân. Mỗi một phần cơ thể của bạn có thể được hưởng lợi từ sự tăng lưu thông, vận động và tập thể dục toàn thân.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh kèm theo những bài tập hằng ngày sẽ giúp người bệnh tránh khỏi những cơn tê nhức tay chân không mong muốn. Hãy hành động khi còn có thể để có một sức khỏe thật tốt để vui sống hằng ngày nhé.

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Người việc chữa bệnh tê tay chân bằng những bài thuốc Đông y thì người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp nhanh khỏi bệnh. Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân được chia sẻ ở bài viết sau đây người bệnh nên sử dụng thường xuyên để tránh những cơn tê buốt tay chân rất khó chịu.

   - Thông thường cảm giác tê tay chân xuất hiện với những người mà máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là tới các chi, các khớp dễ gây các hiện tượng đau nhức. Cũng như bị tắc nghẽn mạch máu dó quá trình làm việc nghỉ ngơi không phù hợp ở người bệnh.

   - Càng trôi về giai đoạn sau mức độ của các cơn tê này càng một tăng lên, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt hơn tê ở dọc cánh tay hoặc bàn chân, cổ chân, cẳng chân làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Bổ sung những thực phẩm sau đây sẻ giúp người bệnh cải thiện tình trạng hay bị những cơn tê buốt tay chân rất khó chiu.

1. Ăn nhiều chuối giúp chữa bệnh tê tay chân.

Chuối là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và chữa được bệnh tê tay chân.
   - Chuối cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, có tác dụng nhuận tràng, giải độc... Dùng khi chữa bệnh trĩ, cao huyết áp...
   - Ngoài ra chuối còn có tác dụng giảm béo, trong chuối có hàm lượng tinh bột cao dễ gây no bụng. 

2. Bổ sung rau cải trong bữa ăn hằng ngày giúp chữa tê tay chân.

Ăn nhiều rau cải giúp chữa bệnh tê tay chân.

   - Rau cải là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau cải với đa dạng các loại cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, cũng như chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. 

Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin D, K như cá, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa, rau cả, ngũ cốc, bắp cải… Các loại rau xanh, mầm,… người bệnh nên thường xuyên tắm nắng vì nó giúp cho cung cấp vitamin D cho cơ thể phòng chống loãng xương

Nên cung cấp và bổ sung thêm Sữa: bởi trong sữa chứa lượng canxi cung cấp cho cơ thể và cấu tạo của xương. Ngoài ra người có cảm giác chân tay hay bị tê mỏi nên dùng thêm thực phẩm chè xanh, vì chè xanh có flavonoi chống oxi hóa và thiếu hụt caxi.

Bên cạnh chân tay hay bị tê mỏi nên ăn gì thì người bệnh cần phải chú ý kiêng cự những loại thực phẩm như:

   - Những thực phẩm có tính axit: Gạo, bột mỳ, bánh ngọt, ngô, lạc, thịt lợn, ốc, rượu, mơ, ô mai… Những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh, axit hữu cơ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại.

   - Ngoài ra người bệnh cũng chú ý đến độ mặn của thức ăn, bởi thức ăn mặn sẽ khiến cho caxi trong cơ thể bị giảm sút rõ rêt gây ra các hiện tượng rối loạn canxi hoặc loãng xương.

Có chế độ ăn ống phù hợp kết hợp với những bài thuốc dân gian chữa tê tay chân và nghỉ ngơi hay làm việc đúng cách thì những cơn tê buốt tay chân sẽ không còn quay lại nữa.

4 tiêu chí quyết định chi phí khám chữa bệnh tê tay chân hiện nay.

Theo thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bị tê tay chân hiện nay, bài viết xin chia sẻ chi phí khám chữa bệnh tê tay chân được tính như thế nào? Cùng tham khảo nhé.

Bệnh tê tay chân hiện nay đã rất phổ biến, bệnh không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà những người trẻ cũng hay mắc phải do quá trình ngồi làm việc lâu một tư thế hoặc do máu không lưu thông tới các chi thì sẽ xuất hiện tình trạng tê tay chân. Thời gian đầu bệnh vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên khi có những dấu hiệu tê tay chân thì người bệnh nên đến thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời thì tiết kiệm hơn chi phí.
Khám chữa bệnh tê tay chân càng sớm càng tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, tại phòng khám Đông y Tâm Đức đang áp dụng 4 tiêu chí sau đây để quyết định chi phí khám chữa bệnh tê tay chân. Người bệnh sẽ không cảm thấy lo lắng hay thắc mắc về chi phí khám chữa bệnh của mình.

4 Tiêu chí quyết định chi phí khám chữa bệnh tê tay chân tại phòng khám Đông y Tâm Đức.

1) Tình trạng bệnh.

Thể trạng cũng như diễn biến bệnh của mỗi người là khác nhau, nếu người có sức đề kháng tương đối tốt và kịp thời phát hiện bệnh thì chi phí sẽ thấp hơn người có sức đề kháng yếu và diễn biến bệnh đang ở giai đoạn nặng. Do đó bạn nên đi khám ngay lập tức nếu phát hiện mình có triệu chứng tương tự của bệnh.

2) Phương pháp điều trị.

Một số bệnh có thể chỉ cần uống thuốc nhưng một số bệnh thì ngoài việc uống thuốc thông thường có thể cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị lại với nhau để đạt được kết quả tối ưu nhất như: xông thuốc, đắp thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…Áp dụng càng nhiều phương pháp thì chi phí sẽ tăng lên nhưng đảm bảo lợi ích điều trị sẽ là tốt nhất.

3) Chất lượng thuốc.

Đối với mỗi bệnh, điều có những phương thuốc khác nhau để điều trị, mặc dù cùng là tác dụng điều trị 1 bệnh đó nhưng có loại phải dùng nhiều nhưng có loại chỉ cần dùng một ít là hết bệnh, nếu ai đã từng đi khám bệnh ở các cơ sở y tế công hoặc mua thuốc ở những nhà thuốc sẽ phần nào rõ hơn điều này.

4) Thời gian điều trị.

Trong trường hợp bệnh nặng, thời gian chữa trị kéo dài thì số tiền chữa trị sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, phát hiện và lựa chọn đúng cơ sở, phương pháp điều trị sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Phòng khám Đông y Tâm Đức cũng xin chia sẽ là mặc dù bệnh tê tay chân không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng nó sẽ gây ra những tác hại rất lớn đối với cuộc sống của bạn, cũng như nếu để quá lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng rất bất lợi cho sức khỏe, do đó nếu có thể bạn nên đi khám sớm, kịp thời phát hiện và trị dứt điểm bệnh khi bệnh còn nhẹ.

Địa chỉ khám chữa bệnh tê tay chân uy tín tại Tp.HCM.

Phòng khám Đông y Tâm Đức luôn là địa chỉ khám chữa bệnh Tê tay chân uy tín tại tp.HCM. Luôn đi đầu trong việc áp dụng những phương pháp điều trị mới, nghiên cứu và bào chế ra nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Vì vậy Đông y Tâm Đức luôn được nhiều người bệnh tin tưởng và chọn làm nơi khám chữa bệnh uy tín.

Địa chỉ khám chữa bệnh tê tay chân uy tín tại Tp.HCM.

Thông thường khi bị tê tay chân kéo dài, đầu tiên người bệnh sẽ tự điều trị trị bằng cách xoa bóp sau đó là ra tiệm thuốc tây mua thuốc về uống. Hoặc tìm đến các bài thuốc dân gian và làm theo. Khi bệnh nặng, tê tay chân xảy ra thường xuyên thì lúc đó mới tá hỏa, lo sợ đi tìm thuốc điều trị bệnh. Lúc này thì thì chắc chắn những loại thuốc cũ đã “ngốn” của người bệnh không ít tiền của nhưng tiền mất mà tật thì vẫn cứ mang.
 Khám chữa trị tê tay chân nên đến những địa chỉ uy tín.

Đến với phòng khám Đông y Tâm Đức bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi:

   - Phòng khám chuyên khoa, hoạt động công khai, được sự cấp phép của Sở y tế
   - Đội ngũ Lương y, dược sỹ chuyên khoa giỏi, trình độ chuyên môn cao, tận tâm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh về  đau nhức xương khớp.
   - Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, đảm bảo bệnh sẽ khỏi hẳn chỉ sau 1-2 liệu trình.
   - điều trị bệnh không tiêm chích, không phẫu thuật và không gây tác dụng phụ, để lại biến chứng
   - Tất cả thủ tục khám điều trị bệnh rất nhanh gọn, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn tận tình và chu đáo.
   - Chi phí điều trị bệnh được niêm yết công khai rõ ràng theo từng hạng mục. Bệnh nhân được thông báo mức phí điều trị, khi có sự đồng ý của Lương y mới tiến hành điều trị.

Với đội ngũ Lương y, dược sỹ có nhiều kinh nghiệm đã và đang điều trị rất hiệu quả cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. Phòng khám ĐÔng y Tâm Đức luôn luôn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại tp.HCM và được nhiều bệnh nhân tin tưởng.

Không nên bỏ qua 3 phương pháp điều trị tê tay chân cực hiệu quả.

Hôm nay, bài viết xin chia sẻ 3 phương pháp điều trị bệnh tê tay chân phổ biến hiện nay đã chữa lành cho rất người người mắc bệnh tê tay chân. Tùy theo cơ địa và thể trạng từng bệnh nhân mà sẽ áp dụng theo phương pháp nào. Cùng tham khảo bài viết sau đây để chọn ra phương pháp thích hợp cho tình trạng của mình nhé.
Bệnh tê tay chân đã rất phổ biến.

3 phương pháp điều trị bệnh tê tay chân hiệu quả nhất hiện nay.

Phương pháp điều trị bệnh tê tay chân bằng y học hiện đại.

Đối với những nguyên nhân tê tay chân do sinh lý như đứng hoặc ngồi quá lâu, do thay đổi thời tiết… thì cách tốt nhất là người bệnh cần vận động cơ thể bằng những bài tập thể dục vừa sức, thư giãn các chi hoặc chơi các môn thể thao nhẹ.

Để giảm tê nhức và đau một cách nhanh chóng, tức thời, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, các loại vitamin nhóm B, đường tiêm, thuốc chống viêm không steroid… Cách điều trị bệnh tê tay chân có thể được thực hiện như sau:

   - Bổ sung vitamin nếu cơ thể bị thiếu hụt.

   - Kiểm soát lượng lipid để đảm bảo không xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu.

   - Loại bỏ độc tố và điều trị nhiễm trùng.

   - Kiểm soát lượng đường trong máu đối với các bệnh nhân tiểu đường.

   - Dùng thuốc điều trị các bệnh về xương khớp là nguyên nhân gây nên chứng tê bì tay chân.

Phương pháp điều trị bệnh tê tay chân bằng y học cổ truyền.

Với phương pháp y học cổ truyền, các thảo dược thiên nhiên với dược tính cao và an toàn sẽ được kết hợp với nhau tạo nên tác dụng tổng hợp để chữa hiệu quả chứng tê bì tay chân. Những bài thuốc y học cổ truyền luôn phải đảm bảo loại bỏ những yếu tố phong, hàn, thấp có hại ra ngoài cơ thể. Có 2 bài thuốc y học cổ truyền được áp dụng khá nhiều cũng là 2 cách điều trị bệnh tê tay chân hiệu quả nhất.

Bài thuốc 1: Bài thuốc này hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, bồi bổ khí huyết và giúp khí huyết được lưu thông mạch lạc. Hồi phục và cải thiện tình trạng xương khớp.

Bài thuốc sử dụng 20g thục địa, 16g các loại bạch thược, kê huyết đằng và táo nhân, 12g các loại qui đầu, tục đoạn, tang ký sinh, kỉ tử, ngưu tất, mộc qua, 20g mạch môn, 8g xuyên khung cùng 6g trích thảo.

Bài thuốc 2: Bài thuốc này giúp loại bỏ độc tố, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể để tránh các tác nhân bên ngoài, hỗ trợ điều trị những căn bệnh liên quan đến xương khớp như thấp khớp, thoái hóa khớp… có ảnh hưởng đến tình trạng tê tay chân.

Cách điều trị bệnh tê tay chân bằng bài thuốc này sử dụng 16g đẳng sâm, 12g mỗi loại hoài sơn, bạch truật và táo, 10g mỗi loại bạch linh, thần khúc, mạch môn, sài hồ, bạch chỉ, qui đầu, 9g cát cánh, 8g mỗi loại biển đậu và phòng phong, 6g cam thảo, 4g mỗi loại can khương và quế chi.
Phương pháp điều trị bệnh tê tay chân bằng ĐÔng y.

Phương pháp điều trị bệnh tê tay chân bằng châm cứu và bấm huyệt.

Ngoài hai cách thức sử dụng thuốc, bệnh tê tay chân còn có thể được hồi phục một cách nhanh chóng với hai phương pháp có từ ngàn đời xưa là châm cứu và bấm huyệt. Châm cứu tác động lực từ kim lên các huyệt đạo chính như thị huyệt, phong trì, khúc trì, tam túc lý, đại chùy, vận động, hợp cốc… Trong khi, bấm huyệt lại sử dụng những kỹ thuật bấm, ấn, di từ lực bàn tay để làm thư giãn các huyệt đạo trên.

Những lợi ích từ phương pháp điều trị tê tay chân bằng châm cứu và bấm huyệt.

   - Chấm dứt các cơn đau ngay tức thời và lâu dài.

   - Giúp các thần kinh hoạt động nhạy bén và linh hoạt hơn.

   - Giúp thư giãn cơ và xương khớp.

   - Điều trị bệnh tê tay chân và các bệnh xương khớp khác một cách hiệu quả nhất.
Châm cứu phương pháp điều trị tê tay chân cũng rất hiệu quả.
Trên đây là hai cách điều trị bệnh tê tay chân hiệu quả nhất hiện nay. Nếu như y học hiện đại chú trọng điều trị chứng bệnh, giảm đau và tê mỏi một cách nhanh chóng nhất thì y học cổ truyền đào sâu vào việc loại bỏ gốc rễ căn nguyên gây bệnh, giúp bệnh không còn khả năng tái phát. Để có thể chọn được cho mình một phương pháp điều trị tốt nhất, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn hỗ trợ tối đa.

Cùng điểm qua 4 biểu hiện không tránh khỏi của bệnh tê tay chân.

Những khi bị tê tay chân thường là do ngồi sai tư thế hoặc máu không lưu thông đến các chi đang bị đè hay ngồi lâu một chỗ sẽ dẫn đến tình trạng bị tê tay chân. Bài viết chia sẻ 4 biểu hiện của bệnh tê tay chân mà bạn nên tham khảo.
Bệnh tê tay chân thường có những biểu hiện dễ nhận biết.
Xem thêm:

4 biểu hiện không tránh khỏi của bệnh tê tay chân.

Nếu thấy có những thay đổi chớm nhỏ bất ổn nào trong cơ thể liên quan đến việc tê buốt tay chân, bạn cần phải chú ý kiểm tra thật rõ ràng xem mình có những biểu hiện sau đây để xem xét mình có đang gặp phải tình trạng tê tay chân hay không, để có những biện pháp kịp thời cứu điều trị.

1. Tê các đầu ngón tay: Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp phải cảm giác tê tay, có thể bị tê ở gan bàn tay, cùng với ngón trỏ hay ngón giữa (ở vùng dây thần kinh giữa chi phối, người bệnh có cảm giác tê rần như bị châm trích). Những cơn tê này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian, chứ không kéo dài lâu.

2. Tê bàn tay và cánh tay: Từ những đợt tê ở ngón tay, những cơn tê tiếp tục lan nhanh sang các bộ phận khác như  bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Với riêng bàn tay, tê tay thường xuất hiện khi người bệnh cử động bàn tay, ngón tay như khi cầm nắm dụng cụ lao động lâu, hay lái xe máy đi xa, nhiều khi đang đi xe người bệnh phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới có thể đi tiếp được.

3. Tê bàn chân và các ngón chân: Tình trạng tê bì cũng có thể xảy ra ở bàn chân cùng các ngón chân. Cảm giác tê buốt khiến chân không thể cử động hay di chuyển được, người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu do điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Đôi khi những cơn tê còn gây nên việc mất cảm giác ở bàn chân.

4. Tê quanh vùng cổ, bả vai: những cơn tê tay sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác phía trên như vùng cổ hoặc bả vai do dây thần kinh từ tay có ảnh hưởng mật thiết đến hai nơi này. Các cơn tê sẽ xuất hiện vào buổi sáng, nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Tê tay chân thường bị xem thường do giai đoạn đầu chúng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh, tuy nhiên những biểu hiện tê tay chân này nếu không được điều trị trị kịp thời sẽ là tiền đề cho những bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng hơn nữa trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân khi thấy có những dấu hiệu của bệnh tê tay chân.

Những triệu chứng tê tay chân mà người bệnh thường gặp.

Vào mỗi buổi sáng thức dậy bạn thường có cảm giác tê buốt tay hoặc chân, hoặc trong khi ngủ cảm giác tê tay chân làm bạn phải giật mình tỉnh dậy. Hãy cẩn thận có thể bạn đã mắc bệnh tê tay chân, sau đây là những triệu chứng tê tay chân mà người bệnh thường gặp phải.
Bệnh tê tay chân xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Xem thêm:

Những triệu chứng tê tay chân mà người bệnh thường gặp.

Tê chân tay không chỉ gặp ở những người già do tuổi tác cao, sức đề kháng yếu mà hiện nay nó còn trở nên phổ biến với những người trẻ thường xuyên làm việc sai tư thế, ít vận động như dân văn phòng, thợ sửa xe, thợ may, công nhân... Đây có thể là triệu chứng bình thường của cơ thể nhưng cũng triệu chứng tê tay chân kéo dài còn là nguyên nhân nhân “tiềm tàng” gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm khác mà bạn tuyệt đối không nên chủ quan.

Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy các đầu ngón tay bị tê và có một số cảm giác khác như kiến bò, châm chích, tê buồn, chuột rút rất khó chịu nhưng các triệu chứng này cũng sẽ mất đi sau một thời gian.

Tuy nhiên, càng về sau, lâu dần, cảm giác tê bì, đau càng tăng mạnh. Cụ thể là các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay khiến người bệnh rất khó khăn trong việc cử động và cầm nắm đồ vật, thậm chí không thể cầm được người bệnh mất khả năng cầm nắm kiểm soát vận động.

Mỗi sáng thức dậy bạn thường có triệu chứng tê nhức tay chân. Đó cũng là một trong những cảnh báo từ cơ thể, nhất là phần xương khớp và là triệu chứng của sự lão hóa.

Các triệu chứng tê tay chân này không chỉ xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, cánh tay mà còn gặp ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân và nhanh chóng lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng.

Ngoài ra, tùy theo một số bệnh lý đi kèm mà ngoài tê bì tay chân người bệnh còn cảm thấy đau mỏi cổ, vai gáy, đau thắt lưng nếu bị thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng. Ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy còm do bị tiểu đường hay mất khả năng vận động nếu bị viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh hông do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…

Vậy khi gặp phải triệu chứng tê tay chân, bạn phải làm gì?

Trường hợp bị tê tay chân do nguyên nhân cơ học, chỉ xuất hiện một vài giờ rồi khỏi thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với những triệu chứng tê tay chân kéo dài, xảy ra thường xuyên thì rất có thể do mắc các bệnh lý nguy hiểm khác vì vậy cần đến ngay các cơ sở, phòng khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân từ đó có cách điều trị sớm và kịp thời tránh biến chứng teo cơ, yếu liệt.