7 bài thuốc chữa bệnh tuyệt với từ Tam thất Bắc.

Tam thất được nhắc đến như là một vị thuốc quý trong Đông y. Cùng tìm hiểu 7 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ Tam thất mà có thể bạn chưa biết.

Tam thất có hai loại. Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.
Cây Tam thất Bắc vị thuốc quý của dân gian.
Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ.

Củ tam thất là một loại dược liệu quý có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, tăng cường sức khỏe tổng thể và điều trị hiệu quả một số loại bệnh khác. Theo cách nói của Đông y thì Tam thất bắc là một loại dược liệu “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”, có nghĩa là vị thuốc khi nếm lúc đầu hơi đắng, sau ngọt, càng về sau vị càng ngọt. Tam thất thuộc tính âm, không độc.
Củ Tam thất dược liệu quy trong các bài thuốc ĐÔng y.
Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng.

Hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để điều trị hiệu quả các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não,…), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính,…

Những công dụng chữa bệnh mà Tâm thất mang lại.

   - Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

   - Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Điều trị hiệu quả các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

   - Kích thích miễn dịch.

   - Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

   - Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

7 bài thuốc điều trị hiệu quả bệnh từ củ tam thất bắc.

1. Dùng cầm máu, giảm đau nhanh: mỗi ngày uống 10 – 20 g tam thất bắc, chia làm 4 – 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn uống 5 – 6 g, chia hai lần. Trẻ em tùy tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn.

2. Điều trị hiệu quả thấp tim: ngày chiêu với nước ấm 3g bột tam thất, chia 3 lần (mỗi lần cách nhau 6-8 giờ). Dùng thuốc liên tục trong vòng 30 ngày.

3. Điều trị hiệu quả Xuất huyết đại tràng: Liều lượng là tam thất bột 8g, rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (Bạch thược: 10g , Thục địa chế rượu: 10g, Xuyên thang: 10g , Đương quy tẩm rượu sao: 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.

4. Phòng và điều trị hiệu quả đau thắt ngực: ngày uống 3 đến 6 g bột tam thất chỉ trong 1 lần bằng cách chiêu với nước ấm.

5. Điều trị hiệu quả đau thắt lưng: trộn đều bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng, chiêu với nước ấm uống ngày 4g, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 giờ

6. Điều trị hiệu quả thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): ngày uống 5g bột tam thất trong 1 lần, có thể chiêu với nước ấm hoặc cháo loãng.

7. Điều trị hiệu quả các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): uống ngày 3 lần, mỗi lần chiêu với nước ấm từ 2 đến 3g bột tam thất, cách nhau 6 đến 8 giờ.

Lưu ý: Không dùng tam thất cho phụ nữ đang mang thai hoặc người huyết hư.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng điều trị hiệu quả bệnh của tam thất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả. Mặc dù tam thất có tính năng điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả nhưng người bệnh phải hết sức lưu ý trước khi sử dụng. Không nên tự ý mua thuốc về tự bào chế và tự điều trị hiệu quả ở nhà mà phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét