Hiển thị các bài đăng có nhãn am-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn am-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Người việc chữa bệnh tê tay chân bằng những bài thuốc Đông y thì người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp nhanh khỏi bệnh. Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân được chia sẻ ở bài viết sau đây người bệnh nên sử dụng thường xuyên để tránh những cơn tê buốt tay chân rất khó chịu.

   - Thông thường cảm giác tê tay chân xuất hiện với những người mà máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là tới các chi, các khớp dễ gây các hiện tượng đau nhức. Cũng như bị tắc nghẽn mạch máu dó quá trình làm việc nghỉ ngơi không phù hợp ở người bệnh.

   - Càng trôi về giai đoạn sau mức độ của các cơn tê này càng một tăng lên, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt hơn tê ở dọc cánh tay hoặc bàn chân, cổ chân, cẳng chân làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Bổ sung những thực phẩm sau đây sẻ giúp người bệnh cải thiện tình trạng hay bị những cơn tê buốt tay chân rất khó chiu.

1. Ăn nhiều chuối giúp chữa bệnh tê tay chân.

Chuối là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và chữa được bệnh tê tay chân.
   - Chuối cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, có tác dụng nhuận tràng, giải độc... Dùng khi chữa bệnh trĩ, cao huyết áp...
   - Ngoài ra chuối còn có tác dụng giảm béo, trong chuối có hàm lượng tinh bột cao dễ gây no bụng. 

2. Bổ sung rau cải trong bữa ăn hằng ngày giúp chữa tê tay chân.

Ăn nhiều rau cải giúp chữa bệnh tê tay chân.

   - Rau cải là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau cải với đa dạng các loại cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, cũng như chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. 

Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin D, K như cá, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa, rau cả, ngũ cốc, bắp cải… Các loại rau xanh, mầm,… người bệnh nên thường xuyên tắm nắng vì nó giúp cho cung cấp vitamin D cho cơ thể phòng chống loãng xương

Nên cung cấp và bổ sung thêm Sữa: bởi trong sữa chứa lượng canxi cung cấp cho cơ thể và cấu tạo của xương. Ngoài ra người có cảm giác chân tay hay bị tê mỏi nên dùng thêm thực phẩm chè xanh, vì chè xanh có flavonoi chống oxi hóa và thiếu hụt caxi.

Bên cạnh chân tay hay bị tê mỏi nên ăn gì thì người bệnh cần phải chú ý kiêng cự những loại thực phẩm như:

   - Những thực phẩm có tính axit: Gạo, bột mỳ, bánh ngọt, ngô, lạc, thịt lợn, ốc, rượu, mơ, ô mai… Những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh, axit hữu cơ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại.

   - Ngoài ra người bệnh cũng chú ý đến độ mặn của thức ăn, bởi thức ăn mặn sẽ khiến cho caxi trong cơ thể bị giảm sút rõ rêt gây ra các hiện tượng rối loạn canxi hoặc loãng xương.

Có chế độ ăn ống phù hợp kết hợp với những bài thuốc dân gian chữa tê tay chân và nghỉ ngơi hay làm việc đúng cách thì những cơn tê buốt tay chân sẽ không còn quay lại nữa.

Tổng hợp 10 thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Với thói quen ăn uống không điều độ, không đúng giờ rất dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Để điều trị bệnh hiệu quả ngoài việc uống thuốc phải kèm theo thực đơn các thực phẩm vừa có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vừa tốt cho sức khỏe. Bài viêt sau đây tổng hợp 10 thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Tổng hợp 10 thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

1. Bắp cải.

Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân dạ dày. Trong bắp cải có các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, đặc biệt vitamin U có trong bắp cải giúp nhanh chóng lành vết loét trên thành dạ dày.

2. Cam thảo.

Cam thảo giúp làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt.

3. Chuối.

Chuối mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối hằng ngày có thể ngăn ngừa được 75% nguy cơ bị viêm loét.
Ăn chuối tốt cho người bệnh đau dạ dày.

4. Đậu đỏ và đậu trắng.

Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên luộc đậu khi ăn.

5. Thực phẩm thô.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt,…

Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

6. Bánh mì nướng.

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.

7. Gừng.

Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

8. Cây bạc hà.

Bạc hà được dùng hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, hỗ trợ điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.
Bạc hà tốt cho người bị đau dạ dày.

9. Sữa chua.

Sữa chua là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên không nên ăn sữa chua khi bụng đói, cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều sữa chua, bạn nên ăn sau bữa ăn cơm từ 1-2 tiếng đồng hồ.
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa.

10. Nước dừa.

Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie… và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và có khoa học. Người bị đau dạ dày nên tránh một số loại thực phẩm như chanh, quýt, dưa cà muối, đồ cay, nóng... hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...