Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Người việc chữa bệnh tê tay chân bằng những bài thuốc Đông y thì người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp nhanh khỏi bệnh. Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân được chia sẻ ở bài viết sau đây người bệnh nên sử dụng thường xuyên để tránh những cơn tê buốt tay chân rất khó chịu.

   - Thông thường cảm giác tê tay chân xuất hiện với những người mà máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là tới các chi, các khớp dễ gây các hiện tượng đau nhức. Cũng như bị tắc nghẽn mạch máu dó quá trình làm việc nghỉ ngơi không phù hợp ở người bệnh.

   - Càng trôi về giai đoạn sau mức độ của các cơn tê này càng một tăng lên, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt hơn tê ở dọc cánh tay hoặc bàn chân, cổ chân, cẳng chân làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Những thực phẩm khuyên dùng khi bị tê tay chân.

Bổ sung những thực phẩm sau đây sẻ giúp người bệnh cải thiện tình trạng hay bị những cơn tê buốt tay chân rất khó chiu.

1. Ăn nhiều chuối giúp chữa bệnh tê tay chân.

Chuối là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và chữa được bệnh tê tay chân.
   - Chuối cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, có tác dụng nhuận tràng, giải độc... Dùng khi chữa bệnh trĩ, cao huyết áp...
   - Ngoài ra chuối còn có tác dụng giảm béo, trong chuối có hàm lượng tinh bột cao dễ gây no bụng. 

2. Bổ sung rau cải trong bữa ăn hằng ngày giúp chữa tê tay chân.

Ăn nhiều rau cải giúp chữa bệnh tê tay chân.

   - Rau cải là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau cải với đa dạng các loại cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, cũng như chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. 

Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin D, K như cá, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa, rau cả, ngũ cốc, bắp cải… Các loại rau xanh, mầm,… người bệnh nên thường xuyên tắm nắng vì nó giúp cho cung cấp vitamin D cho cơ thể phòng chống loãng xương

Nên cung cấp và bổ sung thêm Sữa: bởi trong sữa chứa lượng canxi cung cấp cho cơ thể và cấu tạo của xương. Ngoài ra người có cảm giác chân tay hay bị tê mỏi nên dùng thêm thực phẩm chè xanh, vì chè xanh có flavonoi chống oxi hóa và thiếu hụt caxi.

Bên cạnh chân tay hay bị tê mỏi nên ăn gì thì người bệnh cần phải chú ý kiêng cự những loại thực phẩm như:

   - Những thực phẩm có tính axit: Gạo, bột mỳ, bánh ngọt, ngô, lạc, thịt lợn, ốc, rượu, mơ, ô mai… Những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh, axit hữu cơ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại.

   - Ngoài ra người bệnh cũng chú ý đến độ mặn của thức ăn, bởi thức ăn mặn sẽ khiến cho caxi trong cơ thể bị giảm sút rõ rêt gây ra các hiện tượng rối loạn canxi hoặc loãng xương.

Có chế độ ăn ống phù hợp kết hợp với những bài thuốc dân gian chữa tê tay chân và nghỉ ngơi hay làm việc đúng cách thì những cơn tê buốt tay chân sẽ không còn quay lại nữa.

7 bài thuốc chữa bệnh tuyệt với từ Tam thất Bắc.

Tam thất được nhắc đến như là một vị thuốc quý trong Đông y. Cùng tìm hiểu 7 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ Tam thất mà có thể bạn chưa biết.

Tam thất có hai loại. Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.
Cây Tam thất Bắc vị thuốc quý của dân gian.
Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ.

Củ tam thất là một loại dược liệu quý có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, tăng cường sức khỏe tổng thể và điều trị hiệu quả một số loại bệnh khác. Theo cách nói của Đông y thì Tam thất bắc là một loại dược liệu “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”, có nghĩa là vị thuốc khi nếm lúc đầu hơi đắng, sau ngọt, càng về sau vị càng ngọt. Tam thất thuộc tính âm, không độc.
Củ Tam thất dược liệu quy trong các bài thuốc ĐÔng y.
Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng.

Hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để điều trị hiệu quả các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não,…), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính,…

Những công dụng chữa bệnh mà Tâm thất mang lại.

   - Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

   - Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Điều trị hiệu quả các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

   - Kích thích miễn dịch.

   - Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

   - Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

7 bài thuốc điều trị hiệu quả bệnh từ củ tam thất bắc.

1. Dùng cầm máu, giảm đau nhanh: mỗi ngày uống 10 – 20 g tam thất bắc, chia làm 4 – 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn uống 5 – 6 g, chia hai lần. Trẻ em tùy tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn.

2. Điều trị hiệu quả thấp tim: ngày chiêu với nước ấm 3g bột tam thất, chia 3 lần (mỗi lần cách nhau 6-8 giờ). Dùng thuốc liên tục trong vòng 30 ngày.

3. Điều trị hiệu quả Xuất huyết đại tràng: Liều lượng là tam thất bột 8g, rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (Bạch thược: 10g , Thục địa chế rượu: 10g, Xuyên thang: 10g , Đương quy tẩm rượu sao: 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.

4. Phòng và điều trị hiệu quả đau thắt ngực: ngày uống 3 đến 6 g bột tam thất chỉ trong 1 lần bằng cách chiêu với nước ấm.

5. Điều trị hiệu quả đau thắt lưng: trộn đều bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng, chiêu với nước ấm uống ngày 4g, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 giờ

6. Điều trị hiệu quả thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): ngày uống 5g bột tam thất trong 1 lần, có thể chiêu với nước ấm hoặc cháo loãng.

7. Điều trị hiệu quả các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): uống ngày 3 lần, mỗi lần chiêu với nước ấm từ 2 đến 3g bột tam thất, cách nhau 6 đến 8 giờ.

Lưu ý: Không dùng tam thất cho phụ nữ đang mang thai hoặc người huyết hư.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng điều trị hiệu quả bệnh của tam thất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả. Mặc dù tam thất có tính năng điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả nhưng người bệnh phải hết sức lưu ý trước khi sử dụng. Không nên tự ý mua thuốc về tự bào chế và tự điều trị hiệu quả ở nhà mà phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

7 bài thuốc từ Đại táo giúp điều trị bệnh cực hiệu quả.

Đại táo ngoài việc sử dụng làm mứt, che thì Đại táo còn một công dụng nữa là chữa bệnh, kết hợp thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên sẽ giúp Đại táo phát huy khả năng chữa bệnh rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Đại táo vị thuốc quý chữa bệnh.

Đại táo điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả.

Đại táo hay còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, tên khoa học: Zizyphus jujuba Lamk. Theo Đông y, Đại táo có vị ngọt, tính ấm, có công dụng:

   - An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
   - Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
   - Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
   - Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
   - Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
   - Kiện Tỳ, bổ huyết, an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
   - Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).

Đại táo hường được dùng để điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh trong đó có bệnh thiếu máu, suy nhược, kiết lị, …

7 bài thuốc từ Đại táo giúp điều trị bệnh cực hiệu quả.

Trị chứng thiếu máu: đại táo 15 quả, mộc nhĩ đen 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, thái nhỏ; đại táo rửa sạch, bỏ hạt. Hai thứ đem nấu chín rồi chế thêm một chút đường phèn, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, dưỡng can ích thận, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để điều trị hiệu quả chứng thiếu máu.

1. Trị nhiệt bệnh sau khi bị thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm (Thiên Kim Phương).

2. Trị bồn chồn không ngủ được: Đại táo 14 quả, Hành trắng 7 củ, 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).

3. Trị các loại lở loét không lành: Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa (Thiên Kim Phương).
Trị táo bón: Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh phấn, lấy giấy ướt gói lại, nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ Phương). 

4. Trị suy nhược, khó ngủ: Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước khi ngủ.
Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo 40g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

5. Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày: Dùng Hồng táo 5 trái, Đường đỏ 60g. hoặc Hồng táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang.

6. Trị phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng: Hồng táo để nguyên hạt, đốt tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Tam Nhân Phương).

7. Trị chứng thiếu máu: đại táo 50g, đậu xanh 50g, đường đỏ lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc; đậu xanh đãi kỹ. Hai thứ đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, ích thận dưỡng can, thường dùng để điều trị hiệu quả chứng thiếu máu.

Phụ nữ có thai hay đau bụng: đại táo 14 quả đốt ra than cho uống.

Trên đây là một số công dụng điều trị hiệu quả bệnh của đại táo mà các bạn có thể tham khảo. Tuy đại táo có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả nhưng đối với một số trường hợp như trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau, dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam... thì không nên dùng đại táo.

7 bài tập làm giảm cơn đau nhức khớp tay cực đơn giản mà hiệu quả.

Chia sẻ 7 bài tập giúp làm giảm các cơn đau nhức khớp tay cực đơn giản, dể áp dụng trong những bài tập hằng ngày. Cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.

7 bài tập đơn giản giúp làm giảm các cơn đau khớp tay hiệu quả.

Bài tập 1: Nắm tay.

Đây là bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện bất kì lúc nào khi cảm thấy các ngón tay của mình bị tê cứng. Trước tiên, hãy giữ tay trái của bạn lên thẳng. Sau đó, từ từ uốn cong tay thành nắm tay, đặt ngón tay cái bên ngoài bàn tay của bạn. Thực hiện nhẹ nhàng, đừng siết chặt bàn tay. Tiếp đến mở tay của bạn đến khi các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện 10 lần với bàn tay trái, sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay.

Bài tập 2: Uốn ngón tay.

Uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ nó một vài giây. Duỗi ngón tay cái trở lại. Sau đó uốn cong ngón tay trỏ xuống lòng bàn tay. Giữ vài giây. Duỗi trở lại. Lặp lại với mỗi ngón tay trên bàn tay. Sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay. 

Bài tập 3:  Kéo ngón tay.

Đặt bàn tay trái của bạn bằng phẳng trên bàn, lòng bàn tay úp xuống. Bắt đầu với ngón tay cái, kéo nó ra khỏi bảng từ từ. Giữ vài giây, thả ra. Lặp lại với các ngón khác. Lặp lại toàn bộ quá trình với bàn tay phải.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay. 

Bài tập 4: Làm tay chữ “O”

Bắt đầu với bàn tay trái chỉ thẳng lên, sau đó nắm tay vào, các ngón tay hình thành dạng chữ “O”. Giữ trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay. Lặp lại bài tập này vài lần trong ngày. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay.

Bài tập 5: Uốn cong ngón tay trên bàn.

Duỗi thẳng bàn tay trái, đặt sống bàn tay phía ngón út trên bàn, ngón cái chỉ lên. Giữ nguyên ngón tay cái và gập 4 ngón tay còn lại vào trong sao cho bàn tay tạo thành hình chữ “L”. Giữ trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10 lần, sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay. 

Bài tập 6: Căng cổ tay.

Bàn tay trái nhẹ nhàng nhấn xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay. Giữ một vài giây. Lặp lại 10 lần. Lặp lại toàn bộ trình tự với bàn tay trái.
Bài tập giúp làm giảm đau khớp tay.

Bài tập 7: Nâng ngón tay.

Duỗi thẳng bàn tay trái, đặt lòng bàn tay úp xuống mặt bàn. Nhẹ nhàng nâng ngón tay cái lên và giữ trong vài giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện động tác này lần lượt với các ngón tay còn lại của bàn tay trái. Sau đó, lặp lại tương tự với bàn tay phải.


Trên đây là một số bài tập đơn giản giúp làm giảm đau khớp tay hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Bên cạnh các bài tập này, người bệnh đau khớp cũng phải lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý để bệnh sớm hồi phục và phòng tái phát hiệu quả.

Những bí quyết giúp chữa đau dạ dày cực hiệu quả.

Với những bí quyết chữa đau dạ dày sẽ giúp bạn làm dịu các cơn đau dạ dày rất hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau đây nhé!

Xoa bóp, bấm huyệt không chỉ là những phương pháp giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả mà ngay cả các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, xoa bóp và bấm huyệt cũng là một trong những phương thuốc thần kì giúp giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra đau dạ dày có thể kể đến như:

1. Do bệnh tà phạm vị.

  + Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị.
  + Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.
  + Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.
  + Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. ăn nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.
  + Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.
  + Cũng có thể do giun gây đau.
Đau dạ dày.

2. Do can khí phạm vị.

Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.

Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).

3. Do tỳ vị hư hàn.

Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau.

Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)

Khi bị đau dạ dày người bệnh thường có các biểu hiện như đau vùng thượng vị, Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa…

Việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày ngoài việc người bệnh kiên trì uống thuốc theo phác đồ hỗ trợ điều trị của thầy thuốc thì vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cũng là những phương pháp hỗ trợ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Xoa bóp điều trị hiệu quả đau dạ dày.

Xoa bụng: Dùng một hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải trong 5 phút. Trước đó, có thể dùng một loại dầu nóng xoa khắp bụng một lượt.
Xoa bóp điều trị hiệu quả đau dạ dày.

Bấm huyệt điều trị hiệu quả đau dạ dày.

Đối với bệnh đau dạ dày, thầy thuốc sẽ tiến hành day ấn các huyệt đạo như:

Túc tam lý là huyệt thuộc kinh túc dương minh vị, có vị trí nằm dưới và phía ngoài đầu gối, cách huyệt độc tỵ (hõm dưới - ngoài xương bánh chè) ngang một bàn tay của người bệnh. Đây là một huyệt đạo có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, lưu thông khí huyết và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó tác dụng đặc thù của huyệt này là có thể điều trị hiệu quả các bệnh về dạ dày và đường ruột khá hiệu quả.

Một huyệt khác cũng thuộc kinh vị là nội đình, có vị trí nằm trên mu chân, cách kẽ ngón chân 2 và 3 khoảng 1cm. Cả hai huyệt này đều có tác dụng điều hòa chức năng của phủ vị, kiện vị hòa trung,... 

Huyệt nội quan.

Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ là được.

Tìm huyệt Nội quan: Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc, huyệt nằm giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (nắm bàn tay và gấp nhẹ vào cẳng tay sẽ làm nổi rõ hai gân này). Bấm huyệt này có tác dụng tuyên thông khí cơ ở tam tiêu, điều trung khí.
Huyệt nội quan.

Trung quản là huyệt nằm ở vị trí trung điểm của đường thẳng từ mỏ ác đến rốn. Tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm đau, điều hòa chức năng bài tiết dịch vị và co bóp của dạ dày.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày đạt hiệu quả cao người bệnh còn phải hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra chị nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn.