Tê mỏi đau nhức tay chân nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả.

Ai cũng có thể mắc bênh đau nhức tay chân, ban đầu bệnh không có dấu hiệu rõ rệt nhưng càng về sau càng gây ra nhiều cảm giác khó chịu và ngày càng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh tê nhức tay chân cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy tại sao bị bệnh tê bì tay chân và cách điều trị như thế nào,trong bài viết hôm nay ban biên tập website dongytamduc.vn sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này.
te-tay-chan
Bệnh tê tay chân thường gặp ở mọi độ tuổi và giới tính.

Bệnh tê tay chân biểu hiện như thế nào?

Tê chân tay có thể xảy ra với các triệu chứng khác như bàn tay, chân có cảm giác tê bì, ngứa ran có thể gặp ở ngón tay hay cả bàn tay, ngón chân, bàn chân giống như châm chích, kiến bò khiến người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm vật dụng và khó cử động,.… ngoài ra bệnh mỏi tay, bệnh tê nhức chân tay đôi khi còn đi kèm với những dấu hiệu khác như:
  • Đau ở vùng cổ, vai gáy, đau nhức và làm xuất hiện bệnh tê cánh tay.
  • Tê bì ở bàn chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng.
  • Tê bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ở đỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng,…
  • Đau từ cổ chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng. Đau lưng, từ lưng đau lan xuống chân kèm theo cảm giác tê bì, mất cảm giác
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Lo lắng, mệt mỏi, đau nhức toàn thân,…
  • Tăng cảm giác tê hoặc ngứa ngay khi cử động.

Bệnh tê chân tê tay nguyên nhân do đâu?

Bệnh buồn chân tay là triệu chứng rất phổ biến hiện nay và nó thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

1. Tê tay chân do sinh lý.

+ Tê chân tay do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ, tắc nghẽn khó lưu thông từ đó gây rối loạn cảm giác.
+ Làm việc và sinh hoạt sai tư thế như ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, ngồi máy tính liên tục, lao động nặng, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ trong thời gian dài,… điều này cũng khiến cho các mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông.

te-tay-chan
Ít vận động, ngồi lâu ở một tư thế có thể dẫn tới tê tay chân.
+ Bên cạnh đó, bệnh tê bàn tay chân cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc có chữa thành phần cisplatin, hydralazine, lithium, nitrofurantoin, amitriptyline, amiodarone, dapsone, sulfonamides,disulfiram, chlaramphenicol,…

2. Tê tay chân do bệnh lý.

+ Cơ thể bị suy nhược, khó khăn trong vận động cùng với cảm giác tê bì bàn tay, chân hoặc ngứa ran. Đó là dấu hiệu của bệnh đau khớp tay, viêm đa dây thần kinh.
+ Bệnh nhức mỏi chân đi kèm với triệu chứng đi tiểu thường xuyên hơn thì rất có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường.
+ Thường xuyên bị đau khớp bàn tay, bàn chân đặc biệt là cứng khớp khi vừa mới ngủ dậy kèm theo chân tay tê bì, mất cảm giác thì khả năng bạn bị viêm khớp dạng thấp là rất cao.
+ Khi dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép cũng dẫn đến các bệnh viêm khớp cổ tay, bệnh mỏi chân tay, thoái hóa,… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
+ Vùng cơ ở cổ, vai gáy đau nhức, hai cánh tay tê bì hoặc sức vận động kém thì đây có thể là biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hơn nữa, các bệnh lý về cột sống khác như thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… cũng gây ra triệu chứng tê tay chân.
te-tay-chan
Tê buồn chân tay đôi khi lại đi kèm với những bệnh lý rất nguy hiểm.
+ Bệnh tê chân tay xuất hiện nhiều lần và đi kèm với biểu hiện đau nhức đầu, choáng váng, mất tập trung,… cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh thiếu máu não cục bộ.
+ Khi có dấu hiệu các ngón tay tê bì, đau nhức, khó vận động, cảm giác tê bì, mất khả năng kiểm soát vận động xuất hiện đều ở hai tay thì nguy cơ bạn đã bị viêm dây thần kinh ngoại biên cũng rất cao.
+ Bệnh tê tay tê chân cũng có thể là triệu chứng hay xảy ra do chế độ ăn uống thiếu chất, cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất như: axit folic, B1, B12,  canxi, kali,…

Bệnh tê tay phải và cách điều trị.


Nếu chỉ là bệnh chân tay bị tê do sinh lý thì không cần điều trị ngoại khoa, lúc này bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại thường xuyên, cải thiện tư thế, tránh ngồi lâu một chỗ, tạo cho mình thói quen ăn uống với một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhất là bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất,…

Nếu đang bị bệnh đau nhức chân tay, tê bì kéo dài và đi kèm với nhiều biểu hiện khác bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để chữa trị. Hiện nay điều trị tê tay chân bạn có thể lựa chọn các phương pháp như dùng thuốc chống viêm, giảm đau nhức, phẫu thuật, xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu, dùng thuốc đông y,… 

1 nhận xét :