Đại táo ngoài việc sử dụng làm mứt, che thì Đại táo còn một công dụng nữa là chữa bệnh, kết hợp thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên sẽ giúp Đại táo phát huy khả năng chữa bệnh rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Đại táo vị thuốc quý chữa bệnh. |
Đại táo điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả.
Đại táo hay còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, tên khoa học: Zizyphus jujuba Lamk. Theo Đông y, Đại táo có vị ngọt, tính ấm,
có công dụng:
- An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông
cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
- Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y
Biệt Lục).
- Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
- Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Kiện Tỳ, bổ huyết, an thần, điều hòa các loại thuốc
(Trung Dược Học).
- Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải
độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).
Đại táo hường được dùng để điều trị hiệu quả rất nhiều
bệnh trong đó có bệnh thiếu máu, suy nhược, kiết lị, …
7 bài thuốc từ Đại táo giúp điều trị bệnh cực hiệu quả.
Trị chứng thiếu máu: đại táo 15 quả, mộc nhĩ đen 30g,
đường phèn lượng vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, thái nhỏ;
đại táo rửa sạch, bỏ hạt. Hai thứ đem nấu chín rồi chế thêm một chút đường phèn,
ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, dưỡng can ích thận, kiện tỳ dưỡng vị, thường
dùng để điều trị hiệu quả chứng thiếu máu.
1. Trị nhiệt bệnh sau khi bị thương hàn làm khô miệng, nuốt
đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm
thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm (Thiên Kim Phương).
2. Trị bồn chồn không ngủ được: Đại táo 14 quả, Hành trắng
7 củ, 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
3. Trị các loại lở loét không lành: Táo 3 thăng, sắc lấy
nước rửa (Thiên Kim Phương).
Trị táo bón: Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh
phấn, lấy giấy ướt gói lại, nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ
Phương).
4. Trị suy nhược, khó ngủ: Long nhãn 40g, Mạch môn 40g,
Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít
rượu uống trước khi ngủ.
Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo
40g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
5. Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày: Dùng Hồng táo 5 trái, Đường
đỏ 60g. hoặc Hồng táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1
thang.
6. Trị phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng: Hồng
táo để nguyên hạt, đốt tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán
bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Tam Nhân Phương).
7. Trị chứng thiếu máu: đại táo 50g, đậu xanh 50g, đường
đỏ lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc; đậu xanh đãi kỹ. Hai thứ
đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: đại
bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, ích thận dưỡng can, thường dùng để điều trị hiệu
quả chứng thiếu máu.
Phụ nữ có thai hay đau bụng: đại táo 14 quả đốt ra
than cho uống.
Trên đây là một số công dụng điều trị hiệu quả bệnh của
đại táo mà các bạn có thể tham khảo. Tuy đại táo có tác dụng điều trị hiệu quả
bệnh hiệu quả nhưng đối với một số trường hợp như trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy
trướng, đờm nhiệt, răng đau, dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam... thì
không nên dùng đại táo.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét